– Phong cách Rococo: Chỉ còn để lại dấu ấn trên một công trình duy nhất, đó là tòa thị chính Sài Gòn, nay là Trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh do kiến trúc sư Paul Gardès xây dựng vào năm 1907. Toà nhà là một công trình lộng lẫy sang trọng và diêm dúa với nhiều trang trí cầu kỳ, một tài sản quý giá cho kho tàng kiến trúc.
– Kiến trúc hiện đại: Ở đây chủ yếu nói đến trào lưu Modern, ở Pháp còn có tên là Art Nouvean hay Art Deco. Lúc đó vật liệu mới như sắt thép, xi măng và bê tông cốt thép đã được người Pháp mang sử dựng ở Việt Nam. Đơn giản nhất là những ngôi nhà kiểu trại lính, hay nhà sĩ quan, cao hai tầng có hành lang bao quanh cho mát và dễ vận động khi có sự cố; hình khối đơn giản, khỏe mạnh, cửa sổ và cửa đi rộng, kết cấu thép gang và bêtông cốt thép được sử dụng nhưng hầu hết còn ẩn giấu trong tường gạch. Trào lưu này ảnh hưởng đến Việt Nam chủ yếu thông qua các công trình do kiến trúc sư Pháp thiết kế. Vào những năm đầu thế kỉ XX, trào lưu này rất thịnh hành ở phương Tây. Các kiến trúc sư Pháp đang dạy tại trường Cao đẳng mĩ thuật Hà Nội đã truyền lại cho sinh viên Việt Nam tư tưởng của trào lưu này. Trào lưu này đã truyền sang ta một thành phần kiến trúc độc đáo là mái hắt lưỡi trai bằng khung kim loại lợp kính màu, phát minh của kiến trúc sư Modern nổi tiếng ở Pháp đầu thế kỉ XX là Hecto Guimard. Mái hắt này có ưu điểm che mưa, nắng gắt, có thể làm lớn, chìa ra xa mà vẫn nhẹ nhàng, không gây tối vì lớp kính mờ có màu sắc nhẹ (vàng, xanh). Kèm với mái hắt này thường là các con sơn bằng thép uốn thành nhành lá phức tạp và các hoa văn cây lá đắp nổi trên tường. Ở những ngôi nhà nhỏ do dân làm ở thành thị thường có những hoa văn Modern đơn giản đắp trên tường chắn mái, trên trán nhà như hình mặt trời có tia nắng chiếu ra, các hình quả trám lồng nhau ghi số năm xây dựng. Trào lưu Modern mang đến cho nước ta hình thức kiến trúc hiện đại châu Âu là các nhà hình hộp, sử dụng vật liệu hiện đại bêtông cốt thép, không có các môtip trang trí cổ điển phương Tây liên quan đến hệ thống “thức” Hy Lạp – La Mã, sử dụng một số đường cong và một số hoa văn. Nó là bước khởi đầu của chủ nghĩa công năng. Ví dụ rõ rệt nhất là nhà Bảo tàng Quân đội ở cạnh Cột cờ trong Hoàng Thành Hà Nội. Sắt thép bắt đầu được dùng xây dựng cầu Long Biên năm 1902, cây cầu dài
– Kiến trúc dân gian Pháp: Người Pháp sống ở xứ thuộc địa luôn luôn nhớ nhà, nên họ thường làm các ngôi nhà ở mang phong cách địa phương nơi họ sinh trưởng. Đó là những ngôi nhà vùng quê hay thị trấn nhỏ, thường là ở xứ lạnh, nên có lò sưởi, ống khói đưa lên tận trên mái. Mái lợp ngói có độ dốc lớn để tránh tuyết đọng và ở hồi nhà thường có mái gập đầu ở hồi nhà, một kiểu mái khá đặc trưng của nước Pháp và một vài nước châu Âu khác. Những ngôi nhà này thường được làm ở những vùng có khí hậu lạnh ở nước ta như Đà Lạt.
– Kiến trúc biệt thự kiểu phương Tây: Một loại kiến trúc thấy nhiều ở các khu ở thành phố và các khu nghỉ mát được làm trong thời gian thuộc địa Pháp là các biệt thự làm cho người Pháp (và đôi khi cho một số ít người Việt Nam giàu có). Những biệt thự này vô cùng đa dạng, gần như không có 2 ngôi nhà giống nhau nhưng hầu hết đều có sân vườn, gara ôtô, ở trong nhà có phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn và các khu vực phục vụ tiện nghi cao. Các loại biệt thự Pháp được xây dựng theo 2 kiểu: phong cách hiện đại và phong cách dân gian Pháp. Theo phong cách dân gian thì mang phong cách kiến trúc của nhiều địa phương nước Pháp.
– Phong cách kiến trúc Đông Dương: Tất cả những loại trên đều là kiến trúc có sẵn của nước Pháp và của châu Âu, riêng kiến trúc gọi là phong cách Đông Dương